Hiện nay, có tới hơn 50% số trẻ nhỏ trên khắp thế giới mắc bệnh lý sâu răng, do không được chăm sóc răng miệng đúng cách.
Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa sâu răng cho trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ nhỏ
Hàm răng sưa đầy đủ của trẻ sẽ có 20 chiếc răng, bao gồm 10 cái hàm trên và 10 cái hàm dưới. Bước vào tuổi thứ 6, trẻ sẽ bắt đầu thay những chiếc răng sửa đầu tiên, cho đến năm 13 – 14 tuổi trẻ đã gần như đủ răng trưởng thành. Răng sữa, đóng vai trò định hướng và giữ vị trí cố định cho răng trưởng thành mọc lên, không có bất cứ sai lệch nào.
Sâu răng sữa ở trẻ có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Trong quá trình mang thai, mẹ không được bổ sung đầy đủ canxi cần thiết để cung cấp cho trẻ, răng trẻ khi mọc lên sẽ yếu hơn bình thường, nguy cơ sâu răng sữa sẽ cao hơn.
- Do lớp men răng sữa còn mỏng và yếu, nên dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng.
- Chế độ ăn uống của trẻ không cân bằng, quá nhiều đồ ăn ngọt, quá nhiều bữa ăn vặt là nguyên nhân hàng đầu của căn bệnh sâu răng.
- Vệ sin răng miệng không thường xuyên, không đúng cách, khiến cho các mảng bám vi khuẩn hình thành, gây ra các bệnh lý răng miệng cho trẻ.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá nhiều đồ ngọt là nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ nhỏ
Đặc biết, các ông bố bà mẹ thường có tâm lý chủ quan, rằng răng sữa sẽ được thay đi nên không quan trọng. Đó là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm, khi răng sữa bị rụng sớm sẽ hạn chế khả năng ăn nhai của trẻ, hệ tiêu hóa yếu dần đi, ảnh hưởng đến khả năng phát âm chuẩn và là nguyên nhân gây ra các vấn đề sai lệch răng trưởng thành.
>> Tham khảo thêm: Cách làm trắng răng an toàn
Phương pháp phòng ngừa sâu răng sữa cho trẻ
Ngay từ khi mang thai, các mẹ nên chú ý bổ xung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là canxi, để trẻ sinh ra sẽ có hàm răng chắc khỏe.
Bổ sung lượng canxi cần thiết cho mẹ ngay từ khi mang bầu
Nên chú ý vệ sinh miệng cho trẻ từ khi trẻ còn chưa mọc răng, sử dụng gạc vải mềm để vệ sinh miệng cho trẻ, ngay sau khi ăn. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa vi có hại tấn công răng miệng trẻ.
Đến khi trẻ có răng:
- Tập cho trẻ thói quen đáng răng thường xuyên hàng ngày, ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt vào khoảng thời gian buổi tối trước khi đi ngủ.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, quy định bữa ăn cố định cho trẻ, hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt như kẹo bánh, socola…
- Cha mẹ nên cùng đánh răng với trẻ, để đảm bảo trẻ đã đánh răng đúng cách, tránh trẻ có thể nghịch và tự làm tổn thương nướu lợi của mình.
- Cho trẻ đến khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần, không chỉ đảm bảo răng miệng trẻ luôn được khỏe mạnh, mà dựa vào những kiến thức chỉnh nha sẵn có, bác sĩ sẽ phát hiện sớm những sai lệch có thể xảy ra, và có phương pháp khắc phục sớm nhất.
Tập cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách ngay từ sớm
Nếu trẻ đã có dấu hiệu sâu răng, phụ huynh nên cho trẻ đến ngay cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
>> Tham khảo thêm: 6 lợi ích không ngờ của việc vệ sinh răng miệng
Nếu còn thắc mắc về dịch vụ điều trị răng sâu cho trẻ, hoặc các dịch vụ khác, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến Nha khoa Quốc tế Việt Đức, để nhận được tư vấn của bác sĩ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét