Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2017

5 Bệnh Về Răng Miệng Thường Gặp Ở Trẻ Em

Theo GS. TS Trịnh Đình Hải, Giám đốc Bệnh viện Răng hàm Mặt Trung Ương tại Hà Nội cho biết: “Tại VN hiện có 90% dân số mắc các bệnh răng miệng, trên 60% thiếu niên có lệch lạc răng và rối loạn khớp cắn, hàng chục ngàn trẻ em khuyết tật môi miệng”.

1. Sâu răng


Đây là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến nhát ở trẻ em. Nguyên nhân xuất phát từ việc chăm sóc vệ sinh răng miệng của trẻ không được đảm bảo tốt, vi khuẩn trong những mảng bám thức ăn còn sót lại trên răng sẽ tấn công và gây bệnh lý răng miệng.


Hơn nữa, chế độ dinh dưỡng của trẻ thường không được cân bằng, trẻ thường ăn rất nhiều đồ ngọt và các bữa ăn vặt cũng rất nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi để sâu răng có cơ hội phát triển.
Các bậc cha mẹ, thường quan niệm sâu răng sữa không quan trọng, bởi răng sữa sẽ được thay thế bằng răng trưởng thành. Nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai, răng sữa đóng một vai trò quan trọng trong việc định vị để răng trưởng thành mọc đều đặn, chuẩn khớp cắn trên cung hàm.
Vì thế, khi trẻ có dấu hiệu sâu răng nên cho trẻ đến phòng nha, điều trị càng sớm càng tốt. Kết hợp với việc chăm sóc răng miệng cho trẻ một cách khoa học.

2. Viêm lợi


Mọc răng, mảng bám, sang chấn là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm lợi của trẻ. Tình trạng viêm lợi, nếu diễn ra trong khoảng thời gian dài, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc răng, thể chất và thẩm mỹ của trẻ sau này.


Đảm bảo chế độ ăn hàng ngày của trẻ, bổ xung nhiều vitamin C, D, canxi… Cho trẻ ăn nhiều rau củ, đồ mát có tính giải độc. Chăm sóc răng miệng bé thật tốt, tránh hiện tượng nhiễm trùng.

3. Nhiệt miệng


Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ thường không rõ ràng, chủ yếu là do hệ miễn dịch suy giảm, nhiễm khuẩn.
Biểu hiện dễ thấy của nhiệt miệng là phần niêm mạc miệng Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi trẻ bị nhiệt miệng là phần niêm mạc miệng (trong má, vòm miệng hoặc bề mặt lưỡi xuất hiện những vết loét màu trắng ngà, xung quanh viền vết loét có thể có màu đỏ. Ngoài ra bé bỏ ăn, quấy khóc, chảy nước dãi, nặng hơn thì sốt và nổi hạch.


Cách điều trị nhiệt miệng cho trẻ:
- Bổ sung thường xuyên những loại vitamin cần thiết, như: A, C, B2, PP, B6, B12 có trong rau, củ quả.
- Cho trẻ uống nhiều nước, cũng có thể sử dụng nước rau má, râu ngô để uống thay nước lọc hàng ngày.
- Hạn chế cho trẻ ăn đồ cay nóng, nên xay nhỉ thức ăn cho trẻ dễ nhai, nhuốt hơn.
- Chăm sóc răng miệng hàng ngày cho bé thật tốt, nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm sau mỗi bữa ăn.

4. Răng mọc lệch lạc


Răng mọc lệch lạc là tình trạng phổ biến ở trẻ. Nguyên nhân thường do cung hàm của trẻ quá hẹp, không đủ chỗ để răng trưởng thành lên đều đặn trên cung hàm. Hoặc cũng có thể do răng sữa rụng sớm, khiến các răng trưởng thành xô lệch khi mọc lên.


Cách duy nhất để khắc phục hàm răng xô lệch của trẻ là, chỉnh nha theo chỉ định của bác sĩ.

5. Tưa miệng (nấm miệng)


Khi phát hiện trên niêm mạc miệng của bé có những mảng trắng như sữa bám vào. Mảng trắng này có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc và hàm họng. Khi đánh lớp nấm dày này đi sẽ để lại lớp niêm mạc dưới chảy máu.
Trường hợp này, phụ huynh có thể cho trẻ dùng mật ong, để điều tiết độc tố (chỉ áp dụng với trẻ em trên 12 tháng tuổi), hoặc đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chỉ định điều trị định kỳ.  Nếu còn các thắc mắc liên quan đến các bệnh lý răng miệng ở trẻ nhỏ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 1900 6465. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ quý khách. Xin cảm ơn đã quan tâm đến dịch vụ!

Trường hợp này, phụ huynh có thể cho trẻ dùng mật ong, để điều tiết độc tố (chỉ áp dụng với trẻ em trên 12 tháng tuổi), hoặc đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chỉ định điều trị định kỳ.

Nếu còn các thắc mắc liên quan đến các bệnh lý răng miệng ở trẻ nhỏ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 1900 6465. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ quý khách. Xin cảm ơn đã quan tâm đến dịch vụ!

5 Bệnh Về Răng Miệng Thường Gặp Ở Trẻ Em Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét